Tìm hiểu 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên

8-chuan-dao-duc-nghe-nghiep-dieu-duong-vien

Để trở thành một điều dưỡng viên giỏi bên cạnh những kiến thức chuyên môn, kỹ năng ngành nghề cần có thì cần hiểu rõ và nắm những chuẩn đạo đức nghề nghiệp để từ đó hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên.

Mục Lục

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp Điều dưỡng viên là gì?

Chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên là các giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp để hướng đến chuẩn hóa điều dưỡng và từ đó đưa ra những quyết định đạo đức trong quá trình hành nghề.

Đây cũng sẽ là cơ sở để những người bệnh, người dân, người quản lý giám sát đồng thời đánh giá việc thực hiện của các hội viên trên phạm vi cả nước. Theo đó các điều dưỡng viên cũng cần cam kết và áp dụng chuẩn đạo đức nghề nghiệp với mọi nơi.

Trên thực tế 8 chuẩn đạo đức Điều dưỡng ở Việt Nam được xây dựng căn cứ trên các nghĩa vụ nghề nghiệp của điều dưỡng viên. Những quy tắc này được hội viên, hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành ngoài ra còn có sự đồng thuận của Bộ Y tế, Ban tuyên giáo TƯ, Tổng Hội Y học Việt Nam.

Mỗi nội dung sửa đổi của chuẩn đạo đức nghề nghiệp sẽ được xem xét và bổ sung qua từng thời kỳ để phù hợp hơn với bối cảnh trong công tác y tế ngành Điều dưỡng.

8-chuan-dao-duc-nghe-nghiep-dieu-duong-vien1
Điều dưỡng viên cần không ngừng học tập nâng cao tay nghề

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên

Ngành Điều dưỡng có 8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp được đặt ra và bắt buộc mỗi người làm nghề cần ghi nhớ và thực hiện. Cụ thể  8 chuẩn đạo đức của điều dưỡng viên hiện nay bao gồm:

Tiêu chuẩn 1: Đặt sức khỏe của người bệnh lên trên

Việc đưa sức khỏe của người bệnh là tiêu chuẩn đầu tiên bởi nhiệm vụ của một người điều dưỡng viên cần đảm bảo tốt an toàn sức khỏe cho người bệnh và thực hiện những kỹ năng trong việc bảo vệ sức khỏe của người bệnh.

Đây là 1 chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp vô cùng quan trọng để nếu xảy ra bất cứ sai sót nào thì các điều dưỡng viên dám đứng ra để chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn.

Trường hợp bất cứ ai phát hiện ra hành vi của điều dưỡng viên trái với đạo đức nghề nghiệp cần ngăn chặn, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền sớm nhất.

Tiêu chuẩn 2: Có thái độ tôn trọng người bệnh và người nhà bệnh nhân

  • Thái độ tôn trọng người bệnh

Bên cạnh việc được chăm sóc sức khỏe thì người bệnh cũng cần được tôn trọng. Chính vì vậy mà các điều dưỡng viên cần thực hiện theo đúng những quy tắc chuẩn đạo đức nghề nghiệp từ đó để tôn trọng bệnh nhân như tuổi tác, tín ngưỡng, dân tộc… những vấn đề của người bệnh.

Tôn trọng quyền của bệnh nhân trong suốt quá trình thực hiện chăm sóc như giữ bí mật liên quan đến tình trạng bệnh, chăm sóc tận tình  và đảm bảo công bằng cho người bệnh.

  • Thái độ tôn trọng người nhà bệnh nhân

Các điều dưỡng viên cần có thái độ lịch sự, hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của người nhà bệnh nhân. Không được thể hiện thái độ thô lỗ, bất lịch sự với người nhà bệnh nhân bởi như vậy là vi phạm chuẩn đạo đức nghề nghiệp.

Tiêu chuẩn 3: Thân thiện với người bệnh và người nhà bệnh nhân

Mỗi điều dưỡng viên khi tiếp xúc với bệnh nhân cần có nét tính cách thân thiện, hòa nhã để người bệnh cảm thấy an tâm hơn trong điều trị bệnh.

Đồng thời điều dưỡng viên chính là cầu nối giữa bác sĩ và người bệnh nên cần biết lắng nghe với thái độ chu đáo, ân cần.

Bởi chính sự ân cần đó sẽ giúp xoa dịu, đồng cảm với tình trạng bệnh tật trong quá trình điều trị của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thêm tin tưởng vào bác sĩ, bệnh viện đó.

Tiêu chuẩn 4: Luôn luôn trung thực trong công việc

Dù là làm việc ở bất cứ ngành nghề nào cũng đều cần đến sự trung thực, đặc biệt với ngành Điều dưỡng đặc thù liên quan đến sức khỏe và tính mạng của con người nên trung thực cần phải được đặt lên hàng đầu.

Trung thực trong công việc là 1 trong 8 chuẩn mực đạo đức của điều dưỡng viên cần có như: trung thực trong quản lý, trung thực trong sử dụng thuốc, trung thực để cấp các vật dụng y tế cho người bệnh, trung thực ghi chép các thông tin về tình trạng sức khỏe…

Tiêu chuẩn 5: Thường xuyên cải thiện, nâng cao kiến thức, kỹ năng

Học hỏi thường xuyên để cải thiện và nâng cao các kiến thức chuyên môn là chuẩn mực hết sức quan trọng để điều dưỡng viên thực hiện theo đúng kỹ thuật quy trình và mọi nhiệm vụ được giao.

Xã hội ngày càng phát triển song song với đó điều dưỡng cần học tập, tích lũy kiến thức kỹ năng để theo kịp với sự phát triển của nền y học.

8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp điều dưỡng viên
8 chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên không thể thiếu

>> Tìm hiểu thêm: Thông tin Tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM năm 2023

Tiêu chuẩn 6. Có sự tự tôn nghề nghiệp

Người điều dưỡng viên luôn có ý thức gìn giữ danh dự và giá trị nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc không được nhận tiền hối lộ từ bệnh nhân hay tổ chức bởi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của ngành Y.

Tiêu chuẩn 7. Đoàn kết, thật thà

Điều dưỡng viên cần phối hợp cùng đồng nghiệp trong công việc bên cạnh đó bổ sung kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho nhau.

Tiêu chuẩn 8. Cam kết với xã hội và cộng đồng

Để trở thành điều dưỡng viên chuyên nghiệp bản thân mỗi người làm nghề cần hoàn thiện bản thân cùng 8 chuẩn mực đạo đức của điều dưỡng viên đồng thời rèn luyện và cam kết với xã hội về:

  • Cam kết tất cả các hành vi lời nói cần tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật
  • Tham gia vào mọi hoạt động cộng đồng, gương mẫu trong công tác sinh hoạt địa phương. Mỗi cán bộ công nhân viên ngành Y tế cần giữ hình ảnh đẹp trong mắt bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và toàn cộng đồng.

Ngoài ra một người điều dưỡng viên muốn làm tốt nhiệm vụ của mình phải thật sự yêu nghề, trân trọng nghề để giữ gìn được cho nghề, cho bản thân những hình ảnh tốt đẹp. Hy vọng với những thông tin chia sẻ về 8 chuẩn mực đạo đức của điều dưỡng viên để  từ đó hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, nhận được sự tin tưởng, yêu mến của bệnh nhân.

Facebook Comments Box