Đối với học sinh THPT có một môn gọi là học nghề. Học nghề giúp các em có thêm kiến thức với một nghề nào đó. Tuy nhiên với phương thức thi và xét tốt nghiệp như hiện này thì học nghề phổ thông liệu có còn là cần thiết?
Học nghề phổ thông hiện tại bây giờ liệu còn có cần thiết?
Nếu là thời gian cách xa hiện nay thì những học sinh cuối cấp THCS và THPT cần phải thi 6 môn học do các Sở GD&ĐT kết hợp cùng Bộ GD&ĐT tổ chức.
Ngoài 6 môn bắt buộc đó, các thí sinh còn phải thi môn tự chọn, việc thi cử thời đó rất chặt chẽ, vì vậy các học sinh buộc phải học nghề để được cộng điểm xét tốt nghiệp tăng cơ hội đỗ tốt nghiệp hơn.
Xem ngay: nghề viết content để biết thêm về kinh nghiệm nghề
Nhưng đó là vấn đề của khoảng 10 năm về trước. Còn hiện nay thời thế đã thay đổi, đối với bậc THCS giờ đã không còn phải thi tốt nghiệp nữa và chuyển sang hình thức xét tốt nghiệp từ năm 2005-2006. Như vậy thì liệu học nghề phổ thông ở bậc THCS để cộng điểm xét tốt nghiệp liệu có còn cần thiết hay không?
Công nhận rằng học nghề thật sự tốt, nó giúp cho học sinh có được những kỹ năng cơ bản để áp dụng vào thực tế cuộc sống. Nhưng nếu học nghề theo kiểu hoàn thành chỉ tiêu số lượng và “chọn nghề giúp học sinh”, thì cần phải xem xét lại.
Đầu tiên, học nghề có phần ép buộc học sinh nhiều hơn là tự nguyện, bởi chỉ tiêu là 100% học sinh phải học nghề dù muốn hay không.
Tiếp theo, cả học sinh nam lẫn học sinh nữ đều phải học nghề như nhau.
Cuối cùng, nhu cầu hay sở thích của mỗi học sinh là khác nhau, nhưng nhà trường lại “chọn nghề giúp học sinh”, vì vậy đây là nghịch lý rất bất cập.
Click ngay: ngành sư phạm tiểu học khối c để biết hơn về ngành
Những trường có điều kiện cơ sở vật chất hạn chế thì học nghề thường sẽ là tin học và điện, nếu là học sinh nam thì 2 nghề này còn có thể phù hợp, nhưng là nữ thì khó có thể. Còn những nghề phù hợp với học sinh nữ như nấu ăn, làm bánh hay cắm hoa…. thì không được đưa vào dạy nghề phổ thông.
Vì thế các học sinh nữ cũng phải học nghề điện như học sinh nam, nếu các em thích thì không sao, nhưng nếu không thích thì đây có thể nói là sự áp đặt từ phía nhà trường.
Mặt khác, học nghề phổ thông sẽ diễn ra trong 7 tháng, nếu như cùng thời gian đó đi học nghề sơ cấp theo khóa 3 tháng hoặc 6 tháng thì học sinh đã có thể tự đi làm kiếm tiền được.
Hơn nữa, với việc bỏ công sức và thời gian để học nghề và đạt loại giỏi được + 2 điểm, từ trung bình đến khá được + 1 điểm chỉ để xét tốt nghiệp với yêu cầu từ trung bình trở lên là đỗ thì thiết nghĩ có thể không cần học cũng không ảnh hưởng nhiều.
Mà trong thời gian học nghề, các học sinh vẫn phải đóng chi phí cho việc đào tạo. Nhưng học nghề phổ thông thường có ít hiệu quả hay chính xác là theo hình thức nhiều hơn, như vậy vừa tốn kém, vừa lãng phí.
Còn đối với bậc học THPT, các em sẽ lại được học nghề, mà trong năm học 2015-2016 Bộ GD&ĐT đã thay đổi hình thức xét tốt nghiệp THPT.
Với phương thức xét tốt nghiệp như quy định mới này thì khả năng đỗ tốt nghiệp mà không cần tới điểm nghề cũng rất cao, như vậy việc học nghề thêm lần nữa tại bậc THPT liệu có hợp lý và cần thiết nữa hay không?
Dẫu vẫn biết trong thời kỳ “thiếu thợ, thừa thầy” như hiện nay việc học nghề là rất tốt, nhưng học nghề đó là học tại các trường cao đẳng hoặc trung cấp nghề để kiếm việc làm thực tế, nuôi sống bản thân và gia đình.
Còn nếu như tốn đến 7 tháng học nghề phổ thông chỉ nhằm mục đích hỗ trợ việc xét công nhận tốt nghiệp mà trong khi “có cũng được, không có cũng chẳng sao” như vậy thì “thà không còn hơn có”.
Trên đây là vấn đề học nghề phổ thông hiện tại bây giờ liệu còn có cần thiết. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.