Tổng hợp các ngành kinh tế khối D hot nhất hiện nay

Các ngành kinh tế khối D được rất nhiều các bạn thí sinh lựa chọn theo học, tuy nhiên khối ngành kinh tế chia ra các chuyên ngành khách nhau.  Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về các ngành kinh tế khối D nhé.

Mục Lục

Các ngành kinh tế khối D

Khối D gồm những tổ hợp môn nào?

Theo thông tin mới nhất hiện nay khối D gồm rất nhiều các tổ hợp môn, dưới đây là những tổ hợp môn tiêu biểu nhất cụ thể như sau:

Các ngành kinh tế khối D
Các ngành kinh tế khối D

Xem thêm: Các ngành khối D dành cho nữ

  • Khối D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • Khối D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
  • Khối D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
  • Khối D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • Khối D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
  • Khối D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
  • Khối D07: Tiếng Anh, Toán, Hóa học
  • Khối D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
  • Khối D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
  • Khối D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
  • Khối D11: Tiếng Anh, Ngữ văn, Vật lý
  • Khối D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh

Ngành quản trị kinh doanh khối D

Các doanh nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài đang cần một lượng lớn nhân lực trẻ với chuyên môn vững vàng và bắt kịp với xu thế phát triển ngày nay. Theo học ngành quản trị kinh doanh các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp, quản trị marketing, quản trị tài chính ngân hàng.

Ngoài ra các bạn còn được đào  tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc như: lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị, xây dựng chiến lược phân phối sản phẩm, nghiên cứu thị trường, marketing sản phẩm, truyền thông thương hiệu, khảo sát và tìm kiến thị trường kinh doanh, đàm phán và giải quyết các vấn đề trong kinh doanh…

Các công việc của sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường là: Nhân viên kinh doanh, chuyên viên xây dựng chiến lược, phát triển thị trường và tìm kiếm đối tác, ngoài ra khi làm việc và tích lũy đủ các kỹ năng chuyên môn các bạn có thể đảm nhận các vị trí như: trưởng phòng hành chính nhân sự, trưởng phòng marketing, trưởng phòng kinh doanh, giám đốc điều hành – CEO…

Ngành tài chính ngân hàng

Sinh viên ngành tài chính ngân hàng được đào tạo các kiến thức như: phân tích tài chính và đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ. Các kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, phân tích dụ báo liên quan đến tài chính.

Ngoài ra các bạn còn được đào tạo các kỹ năng mềm như: giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng, quản lý thời gian, khản năng phân tích và làm việc nhóm…

Các chuyên ngành của ngành tài chính ngân hàng bao gồm: chuyên ngành ngân hàng, chuyên ngành quản lý tài chính công, chuyên ngành tài chính doanh nghiệp, chuyên ngành thuế, chuyên ngành tài chính bảo hiểm, chuyên ngành định giá tài sản, chuyên ngành đầu tư tài chính…

Sinh viên ngành tài chính ngân hàng sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các vị trí như: chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên kế toán kiểm toán nội bộ, chuyên viên quản trị tài sản và vốn, chuyên viên định giá tài sản…

Ngành kinh doanh thương mại

Ngày nay kinh tế thị trường phát triển các công ty và doanh nghiệp rất cần những đôi ngũ kinh doanh để doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển bền vững. Theo học ngành kinh doanh thương mại sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức bao gồm: hoạt động bán hàng, bán lẻ, quản trị thương mại xuất nhập khẩu, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính, marketing, nghiệp vụ PR,…

Sinh viên ngành kinh doanh thương mại có thể làm việc tại các vị trí công việc như: nhân viên kinh doanh, nhân viên bộ phận bán hàng, nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển, nhân viên kinh doanh forwarder, logistics, nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng, chuyên viên chăm sóc khách hàng, chuyên viên marketing, PR…

Ngành kinh tế đối ngoại

Sinh viên ngành kinh tế đối ngoại được đào tạo các kiến thức chuyên sâu bao gồm: quản lý thị trường ngoại hối và đầu tư quốc tế, thương mại quốc tế, giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, khả năng phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá hối đoái và đầu tư quốc tế, xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và dự án đầu tư trong và ngoài nước.

Các ngành kinh tế khối D
Các ngành kinh tế khối D

Xem thêm: Ngành marketing thi khối D

Các công việc của ngành kinh tế đối ngoại mà sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhận như: chuyên viên xây dựng và phát triển mối quan hệ với đối tác, khách hàng nước ngoài, chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài, chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu chuyên xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm..

Danh sách các trường đào tạo ngành kinh tế khối D

Danh sách các trường ở miền Bắc Danh sách các trường ở miền Nam
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Đại học Khoa học và Xã hội – Đại học Quốc Gia Hà Nội  Đại học Ngoại Thương
 Đại học Kinh tế Quốc dân Đại học Tôn Đức Thắng
 Học viện Tài chính Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa Hà Nội Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Đại học Thương Mại Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
 Học viện Ngân hàng Đại học Tài chính Marketing
Đại học công nghiệp Hà Nội Đại học Lao động – Xã hội

Trên đây là toàn bộ thông tin chúng tôi chia sẻ về các ngành kinh tế khối D để các bạn thí sinh tham khảo. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được được ngành học phù hợp với bản thân.

Facebook Comments Box