Trứng ngỗng là thực phẩm rất giàu protein, lipip và các vitamin, rất tốt cho mẹ bầu trong giai đoạn giai kỳ. Dưới đây, bài viết xin chia sẻ công dụng của trứng ngỗng cũng như cách dùng trứng ngỗng cho bà bầu
1. Trứng ngỗng có công dụng gì với bà bầu?
Trứng ngỗng là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng cao, rất tốt cho phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Xét theo thành phần dinh dưỡng, trứng ngỗng có nhiều protein hơn trứng gà, khoảng 13,5%.
Bên cạnh đó, trứng ngỗng còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác như 14,2 g lipid; 360 mcg vitamin A; 71 mg canxi; 210 mg phosphor; 3,2 mg sắt; 0,15 mg vitamin B1; 0,3 mg vitamin B2; 0,1 mg vitamin PP… Đây được xem là nguồn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi trong quá trình thai kỳ.
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ mang thai ăn trứng ngỗng sẽ giúp trẻ thông minh và khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đưa ra mối liên hệ giữa hai vấn đề này. Những chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, nếu muốn bé thông minh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, cholin, axit folic, axit béo…
Vì vậy, thay vì xem trứng ngỗng như một “thần dược” giúp bé thông minh, bạn nên xem nó là một trong những nguồn cung cấp protein trong thai kỳ. Một số tin tức sức khỏe cho rằng, thay vì dùng trứng ngỗng, trứng gà vẫn được khuyến khích sử dụng nhiều hơn.
Mục Lục
2. Dùng trứng ngỗng cho bà bầu như thế nào?
Tuy trứng ngỗng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu, song không nên ăn nhiều mà cần biết cách sử dụng hợp lý. Bên cạnh dùng trứng ngỗng thì mẹ cũng cần bổ sung vào thực đơn những nhóm thực phẩm khác và lưu ý chăm sóc bé thật tốt trong giai đoạn thai kì và cả lúc nuôi con.
Trước và trong giai đoạn mang thai, mẹ nên chú ý bổ sung axit folic cho cơ thể để giúp hạn chế 90% nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
Thời kỳ đầu của thai kỳ được xem là giai đoạn xây dựng nền móng cho sự phát triển của con, mẹ bầu nên chú ý bổ sung những thực phẩm giàu protein, canxi và sắt. Những thực phẩm nên sử dụng trong 3 tháng đầu như: súp lơ, đậu phộng, các loại đậu, các loại trái cây có nhiều múi, cá hồi, trứng, thịt bò…
Ở giai đoạn thứ hai, nên tăng cường bổ sung các loại axit béo. Đây chính là giai đoạn thai nhi đang bắt đầu phát triển não. Nên tăng cường bổ sung các thực phẩm nhiều omega 3, DHA, ARA, canxi, vitamin A, C… Bên cạnh đó, nên các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì động vật. Cá hồi là một trong những thực phẩm giàu axit béo có lợi, mẹ không thể bỏ qua.
Giai đoạn thứ ba là giai đoạn phát triển não một cách mạnh mẽ. Vì thế, mẹ bầu không thể bỏ qua các loại thực phẩm giàu axit béo như dầu oliu, hạt hướng dương, hạnh nhân…
Về cách sử dụng trứng ngỗng, theo quan niệm dân gian, mẹ bầu nên dùng trứng ngỗng bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi. Nếu bầu con trai thì ăn 7 quả, bầu con gái ăn 9 quả.
3. Dùng trứng ngỗng cho bà bầu cần lưu ý điều gì?
Với thành phần dinh dưỡng cao, trứng ngỗng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến cả mẹ và bé gặp phải những vấn đề về sức khỏe.
Thay vì ăn quá nhiều trứng ngỗng, mẹ hãy chú ý bổ sung thêm nhiều rau và củ quả để tốt cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi có đúng chuẩn dựa theo bảng cân nặng thai nhi
Đặc biệt, trong trứng ngỗng có hàm lượng cholesterol cao hơn trứng gà khá nhiều. Chất này có thể gây các bệnh xơ vỡ động mạch. Chính vì thế, nếu phụ nữ mang thai ăn quá nhiều trứng ngỗng sẽ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Do hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1 quả trứng ngỗng khá lớn nên trứng ngỗng được khuyến cáo sử dụng 1 quả/1 tuần tương đương với từ 3 – 4 quả trứng gà.
Theo đông y, trứng ngỗng có vị ngọt, tính hơi ấm, có tác dụng tăng cường chức năng tiêu hóa, hạn chế bệnh thận, viêm gan, tuy nhiên do có hàm lượng chất béo (lipid) cao. Chính vì thế , những người mắc người bị bệnh tim mạch, mỡ máu và huyết áp cao nên hạn chế sử dụng.
Bài viết trên do bạn Thanh Thanh- sinh viên Cao đẳng Dược TPHCM sưu tầm và tổng hợp. Bài viết hi vọng đã cung cấp những tin tức hữu ích, giúp bạn tìm hiểu công dụn cũng như cách sử dụng trứng ngỗng hiệu quả.