Luật khôi D gồm những chuyên ngành nào? Nên học trường nào tốt nhất?

Ngành luật khối D gồm những chuyên ngành nào, trường nào tốt nhất? Ngành này có HOT và cơ hội việc làm có cao không? Nếu bạn đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Mục Lục

Ngành luật khối D gồm những chuyên ngành nào?

Cũng giống như những ngành nghề khác ngành luật sẽ có những chuyên ngành đặc thù riêng, Tùy vào năng lực của mỗi người sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Các chuyên ngành mà ngành luật đào tạo đó là:

Ngành luật khối D
Ngành luật khối D

Xem thêm:

Ngành luật dân sự

Ngành này sinh viên được đào tạo các kiến thức về luật dân sự như: hợp đồng hôn nhân, luật hôn nhân gia đình, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, luật hôn nhân gia đình… Các môn học mà sinh viên ngành luật dân sự học là: luật sở hữu trí tuệ, luật đất đai, luật môi trường, luật thuế, luật lao động, luật Hôn nhân và gia đình, luật tố tụng dân sự,…

Ngành luật thương mại

Các kiến thức sinh viên ngành luật thương mại được đào tạo là các kiến thức liên quan đến kinh tế, tài chính, ngân hàng, thuế, đất đai và môi trường… Các môn học mà sinh viên ngành luật thương mại học là: luật doanh nghiệp, luật thương mại quốc tế, luật đầu tư, luật cạnh tranh, luật phá sản… Ngoài ra bạn còn được học các kiến thức về luật kinh doanh như luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật đât đai, luật môi trường, thuế,…

Ngành luật hành chính

Sinh viên ngành luật hành chính được đào tạo các kiến thức chuyên sâu về cơ cấu hoạt động tổ chức của bộ máy nhà nước, các kiến thức về lý luận nhà nước pháp luật. Các môn học tiêu biểu của ngành này là: pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, quyền con người, quyền công dân, pháp luật về khiếu nại, tố cáo; pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, tài phán hành chính,  phân cấp trong quản lý nhà nước, quốc hội trong nhà nước pháp quyền, cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, pháp luật về công chức, viên chức,…

Ngành luật quốc tế

Ngành này cung cấp các kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ quốc tế, kỹ năng vận dụng pháp luật của các quốc gia, đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các chanh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,..

Ngành luật hình sự

Ngành này sinh viên được trang bị các kiến thức với các môn học như: những vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp, nghiệp vụ thư ký toà án, tâm thần học tư pháp, giám định pháp y,  trách nhiệm hình sự và hình phạt, thủ tục giải quyết các vụ án hình sự, khoa học điều tra hình sự, đấu tranh phòng chống tội phạm,…

Các công việc của ngành luật
Các công việc của ngành luật

Ngành quản trị luật

Ngành học này trang bị cho sinh viên những kiến thức về kinh doanh, quản trị luật, sinh viên sau khi học xong có khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, đào tạo các kiến thức về quản trị cà các vấn đề liên quan đến các yếu tố pháp lý.

Những trường đào tạo ngành luật tốt nhất hiện nay

1. Đại học Luật Hà Nội

2. Đại học Nội Vụ Hà Nội

3. Đại học Công Đoàn

4. Đại học Văn Hóa Hà Nội

5. Đại học Mở Hà Nội

6. Đại học Kiểm Sát Hà Nội

7. Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

8. Khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội

9. Học viện Phụ nữ Việt Nam

10. Học viện Ngoại giao

11. Đại học Lao động xã hội

12. Đại học Công nghệ và Quản lý hữu nghị

13. Học viện Ngân hàng

14. Đại học Đại Nam

15. Đại học Hòa Bình

16. Đại học Đông Đô

17. Đại học Thành Tây

18. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

19. Đại học Trưng Vương

20. Đại học Kinh tế TP.HCM

Ngành luật làm những công việc gì?

Vị trí công việc Mô tả công việc
 Công chứng viên + Tư vấn, tiếp nhận hồ sơ công chứng, Soạn thảo văn bản công chứng, Tư vấn hồ sơ công chứng theo yêu cầu của khách hàng, Ký hồ sơ trực tiếp
Chuyên viên pháp lý + Tham gia soạn thảo, soát xét về vấn đề thủ tục pháp lý của công ty. Tham gia soạn thảo, kiểm tra các văn bản nội bộ, các hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư đảm bảo việc tuân thủ các văn bản nội bộ và các quy định pháp luật. Đại diện công ty làm việc với các cơ quan hữu quan và tham gia tố tụng khi có yêu cầu

+ Giải quyết các khiếu nại, tranh chấp thương mại, tham gia tranh tụng để bảo vệ quyền lợi cho công ty và làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền…

Tư vấn pháp lý + Tư vấn pháp luật trực tiếp cho khách hàng, soạn thảo, tham gia tố tụng trong vụ án dân sự, hành chính, thực hiện các dịch vụ pháp lý khác.
Kiểm sát viên/Công tố viên + Điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự và phiên tòa xét xử, thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát.
Luật sư + Trực tiếp làm việc, tiếp nhận hồ sơ và yêu cầu của khách hàng, tư vấn bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tư vấn và hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ khởi kiện, công văn, giấy tờ trao đổi giữa khách hàng, các bên và các cơ quan có liên quan. Thay mặt và/hoặc cùng với khách hàng tham dự các buổi làm việc với các bên và cơ quan có liên quan phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Đại diện bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong các giai đoạn tố tụng tại Tòa án.

Trên đây là mọi thông tin chi tiết về ngành luật khối D, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ lựa chọn được cho mình chuyên ngành phù hợp với bản thân.

Facebook Comments Box