Qua các mùa tuyển sinh, chúng ta có thể thấy rằng khối B không được nhiều thí sinh ưu tiên lựa chọn như khối A hoặc khối D. Tuy nhiên, để theo học một số ngành học đặc thù thì bắt buộc phải thi khối B. Vậy khối B gồm những môn gì?
Thi đại học khối B gồm những môn nào?
Mục Lục
Thi đại học khối B gồm những môn nào?
Để giúp cho các thí sinh có thể lựa chọn được tổ hợp môn phù hợp với khả năng và theo học những ngành nghề mà bản thân yêu thích, chúng tôi đã tổng hợp lại thông tin khối B gồm những môn nào.
Chắc hẳn tất cả các bạn thí sinh đều nắm được thông tin về các môn thuộc khối b truyền thống là Toán – Hóa học – Sinh học. Tuy nhiên, với sự thay đổi trong quy chế tuyển sinh đã xuất hiện thêm rất nhiều tổ hợp môn thi mới và khối B cũng có các tổ hợp môn xét tuyển cụ thể như sau:
- B01 Toán, Sinh học, Lịch sử
- B02 Toán, Sinh học, Địa lí
- B03 Toán, Sinh học, Ngữ văn
- B04 Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
- B05 Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
- B08 Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Theo quy chế thi THPT Quốc gia năm 2018 thì tất cả các môn thi trong tổ hợp môn khối B (trừ môn văn) đều được tổ chức theo hình thức thi trắc nghiệm. Môn toán sẽ bao gồm 50 câu hỏi và có thời gian làm bài trong vòng 90 phút. Các môn thuộc tổ hợp khoa học tự nhiên – Khoa học xã hội khác sẽ có 40 câu hỏi và làm bài trong vòng 50 phút. Môn tiếng Anh có thời gian làm bài là 60 phút. Đối với môn văn được tổ chức theo hình thức thi tự luận và thời gian làm bài là 120 phút.
Những nhóm ngành khối B được nhiều thí sinh quan tâm
Khối B có những ngành nào? Sau đây là những nhóm ngành khối B được nhiều thí sinh quan tâm và có triển vọng phát triển trong tương lai rất lớn mà các bạn có thể tham khảo, lựa chọn ngành học phù hợp.
Nhóm ngành Điện – Điện tử
Đối với nhóm ngành này thì các bạn sẽ phải thực hiện những công việc có liên quan đến sửa chữa, bảo trì, cải tiến, vận hành… các thiết bị điện, điện tử. Nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này hiện nay rất lớn, nhiều tiềm năng phát triển. Mức điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường dao động trong khoảng từ 14 đến 21 điểm.
Những nhóm ngành khối B được nhiều thí sinh quan tâm
Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư
Nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư có rất nhiều ngành học có tiềm năng phát triển như: Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ sinh học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên… Sau khi tốt nghiệp những ngành nghề này rất dễ xin được việc làm phù hợp vì theo số liệu thống kê của toàn nhóm ngành đang thiếu tới 3,2 triệu nhân lực đã qua đào tạo bài bản.
Nhóm ngành Công nghệ
Công nghệ là nhóm ngành thu hút sự quan tâm rất lớn của thí sinh hiện nay, đặc biệt là các ngành Công nghệ môi trường và Công nghệ thực phẩm. Đối với ngành công nghệ thực phẩm, sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ làm những công việc liên quan đến vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất, thiết kế và chế tạo những thiết bị công nghệ. Đối với ngành Công nghệ môi trường, sinh viên sẽ làm những công việc như: thi công, vận hành, thiết kế, quản lý hệ thống cấp thoát nước, công trình xử lý rác thải… Điểm chuẩn trúng tuyển của cả 2 ngành này trong những năm gần đây đều dao động trong khoảng 18 – 21 điểm tùy thuộc từng cơ sở đào tạo.
Ngành Y Dược
Y Dược chính là nhóm ngành đang có số lượng người học tăng lên rất nhanh chóng trong mùa tuyển sinh những năm gần đây. Ngành học này đang ngày càng được xã hội chú trọng quan tâm, đặc biệt là cơ hội việc làm rất rộng mở. Không những nguồn nhân lực ngành Y Dược trong nước đang khan hiếm trầm trọng mà cơ hội làm việc tại các quốc gia phát triển trên thế giới cũng rất lớn. Nếu có ý định lựa chọn các ngành học khối B thì đây là nhóm ngành mà các bạn không thể bỏ qua. Điểm chuẩn trúng tuyển vào ngành Y Dược hiện nay rất cao, hầu hết tất cả các trường đều xét tuyển với mức điểm từ 20 trở lên. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể lựa chọn theo học nhóm ngành này ở hệ cao đẳng với cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp cũng rất rộng mở.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp cho các bạn hiểu được khối B gồm những môn nào và tham khảo những nhóm ngành triển vọng khối B để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.