Tổng hợp các ngành nghề khối B? Học khối B làm nghề gì?

Tổng hợp các ngành nghề khối B? Học khối B làm nghề gì?

Tổ hợp môn khối B :Toán- Hóa – Sinh có lẽ đã rất quen thuộc với những bạn thí sinh. Nếu bạn đang thắc mắc học khối B làm nghề gì, hãy tham khảo thông tin các ngành nghề khối B qua bài chia sẻ dưới đây.

Mục Lục

1. Học khối B làm nghề gì? Các ngành nghề khối B

Khối B là khối xét tuyển truyền thống được nhiều thí sinh chọn lựa. Đây là khối học thuộc Khoa học ứng dụng, gồm tổ hợp xét tuyển 3 môn Toán- Hóa- Sinh. Hiện nay, bên cạnh khối B truyền thống thì khối thi này còn được mở rộng với nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau, đem đến sự chọn lựa đa dạng cho thí sinh.

Để giúp bạn trả lời câu hỏi khối B làm nghề gì, bài viết xin chia sẻ danh sách các ngành nghề khối B. Cụ thể như sau:

Nhóm ngành Y Dược

  • Y học dự phòng
  • Điều dưỡng
  • Kỹ thuật y học
  • Dược học
  • Xét nghiệm y học dự phòng
  • Y học cổ truyền
  • Y đa khoa
  • Quản lý bệnh viện
Tổng hợp các ngành nghề khối B? Học khối B làm nghề gì?
Khối B là khối có ngành học đa dạng, đem đến nhiều cơ hội cho thí sinh

Nhóm ngành Kỹ thuật môi trường

  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Quản lý đất đai
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Kỹ thuật trắc nghiệm bản đồ

Nhóm ngành Nông nghiệp

  • Công nghệ Sinh học
  • Khoa học môi trường
  • Khuyến nông
  • Nông nghiệp
  • Bảo vệ thực vật
  • Rau củ và cảnh quan
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Khoa học đất

Nhóm ngành Thú y- Chăn nuôi:

  • Chăn nuôi
  • Thú y
  • Nuôi trồng thủy sản
  • Dịch vụ thú y

Nhóm ngành Lâm nghiệp:

  • Lâm nghiệp đô thị
  • Lâm sinh
  • Lâm nghiệp đô thị
  • Công nghệ chế biến lâm sản

Nhóm ngành Công nghệ:

  • Công nghệ rau quả và cảnh quan
  • Công nghệ thực phẩm
  • Công nghệ rau củ sau thu hoạch
  • Công nghề kỹ thuật  địa chất
  • Công nghệ kỹ thuật môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật hóa học

Một số ngành khác:

  • Quản lý biển
  • Quản lý tài nguyên và môi trường
  • Kỹ thuật trắc địa- bản đồ
  • Thủy văn
  • Khí tượng học

2. Các ngành nghề khối B dễ xin việc hiện nay

Sự đa dạng ngành học khối B đem đến nhiều sự chọn lựa cho thí sinh. Tuy nhiên, nó cũng gây khó khăn trong việc chọn lựa ngành học phù hợp. Để giúp bạn giải quyết vấn đề này, bài viết xin chia sẻ những ngành nghề khối B có nhu cầu nhân lực lớn hiện nay.

  • Nhóm ngành Y Dược

Hiện nay, Y Dược được đánh giá là ngành nghề khối  B có cơ hội việc làm lớn. Sự thiếu hụt nhân lực làm việc tại hệ thống cơ sở y tế khiến cho ngành này luôn có nhu cầu nhân lực cao. Có thể nói, Y Dược là ngành học được đánh giá cao hiện nay.

Tổng hợp các ngành nghề khối B? Học khối B làm nghề gì?
Y Dược đang là nhóm ngành khối B được đánh giá cao, thu hút thí sinh xét tuyển

Một số kết quả thống kê cho thấy, đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 25.000 nhân lực làm việc trong lĩnh vực y tế để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những công ty, doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đem đến nhiều việc làm có mức lương hấp dẫn cho sinh viên ngành Y Dược.

>>>Xem ngay Cao đẳng Y Dược TPHCM để tìm hiểu trường Y Dược khối B hệ Cao đẳng có chất lượng đào tạo tốt.

  • Nhóm ngành Tài nguyên- Địa chất- Khoáng sản

Bên cạnh Y Dược thì nhóm ngành này cũng được đánh giá cao với cơ hội việc làm đa dạng và thu nhập hấp dẫn. Ngành đang cần một lượng lớn nhân sự để đưa ra phương án hỗ trợ tốt nhất. Đặc biệt, các bạn sinh viên có vốn kiến thức chuyên sâu về mảng này đang là những “viên ngọc quý” trong ngành, là những người có thể đưa ra các phương án hỗ trợ tốt nhất cho tình trạng tài nguyên môi trường hiện nay.

  • Công nghệ kỹ thuật môi trường

Môi trường đang là vấn đề lan giải được đặc biệt quan tâm hiện nay, là ngành nghề có tác động đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, bạn có thể làm chuyên viên môi trường tại những công ty môi trường, hay Phòng, Sở, Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung tâm phân tích hay những tổ chức phi chính phủ về môi trường..

  • Công nghệ sinh học

Đây là ngành học ứng dụng công nghệ cao vào nghiên cứu, vận dụng những thiết bị kỹ thuật, vi sinh vật để tạo ra những sản phẩm sinh học tốt cho con người như thuốc, dược phẩm, phân bón..Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ sinh học có thể làm nhiều công việc khác nhau như quản lý, điều hành sản xuất, chuyên viên công nghệ sinh học, trung tâm kiểm nghiệm, phòng thí nghiệm…

Trên đây là một số chia sẻ về các ngành nghề khối B và nhóm ngành nghề có tiềm năng việc làm lớn hiện nay. Bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Facebook Comments Box