Vài năm trở lại đây, nghề pha chế đang thu hút đông đảo bạn trẻ ở nước ta. Vậy thực sự theo học nghề pha chế có tương lai không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và khám phá cụ thể hơn qua bài viết bên dưới đây.
Mục Lục
Tổng quan về nghề pha chế
Nghề pha chế là một trong những nghề thuộc nhóm ngành Nhà hàng – Khách sạn, được gọi chung là Bartender. Tuy nhiên, do nhiều sự khác biệt về mô hình quầy bar, kiến thức, kỹ năng nhân viên pha chế được phân hóa rõ nét là Bartender và Barista.
Bartender là nhân viên pha chế các loại đồ uống có cồn: cocktail, soda, các món liên quan đến rượu, hoặc các loại đồ uống: sinh tố, mocktail,…
Barista là nhân viên pha chế các loại cà phê nóng, lạnh dựa trên nền tảng espresso: cappuccino, latte, mocha, latte art,…
Học nghề pha chế có tương lai không?
Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của ngành F&B đã góp phần thúc đẩy nhu cầu cần người lao động thực sự rất lớn. Với sự xuất hiện của nhiều thương hiệu thức uống nổi tiếng trong và ngoài nước như hiện nay thì cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn cho người lao động đặc biệt là với các bạn trẻ năng động.
So với những nghề như cắt tóc, sửa chữa máy móc, điện lạnh,… nghề pha chế tuy còn khá mới tại Việt Nam nhưng hiện đang phát triển vượt bậc, nhu cầu tuyển dụng cực cao. Những người chọn nghề pha chế đa số đều có việc làm đúng mong muốn sau khi học. Các bạn có thể ứng tuyển vào làm tại các chuỗi thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực, đồ uống, nhà hàng, khách sạn,…
Đọc thêm: nghề làm vườn
Công việc của người pha chế là gì?
Công việc đầu ca làm
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu pha chế, đảm bảo nguồn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn.
- Kiểm tra trang thiết bị dùng để pha chế, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sử dụng.
- Xử lý những nguyên vật liệu hỏng, không sử dụng lại những nguyên liệu đã hết hạn.
- Chuẩn bị sẵn những nguyên liệu có thể chế biến trước, như gọt hoa quả, pha chế trà, sữa, bơ,…
Công việc pha chế
- Nhận order và thực hiện món nước yêu cầu của khách.
- Pha chế đúng công thức, định lượng và chất lượng của loại thức uống. Sử dụng nghệ thuật trang trí phù hợp, bắt mắt để món nước trở nên hấp dẫn hơn.
- Kiểm soát thời gian thực hiện pha chế, tránh tình trạng để khách đợi quá lâu, cũng không thực hiện quá nhanh, cẩu thả.
- Kiểm tra lại một lần trước khi mang đồ uống ra cho khách.
Bên cạnh đó nhân viên pha chế còn phải:
- Thường xuyên kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh khuôn viên làm việc, đảm bảo thức uống được pha chế trong môi trường sạch đẹp, an toàn.
- Sắp xếp dụng cụ, nguyên liệu ngăn nắp, giúp thuận tiện cho công tác pha chế.
- Phối hợp tư vấn cho khách những thức uống phù hợp với khẩu vị, giới thiệu loại nước đặc biệt của nhà hàng.
- Phối hợp kiểm tra định kỳ trang thiết bị, an ninh cửa hàng, bảo quản nguyên vật liệu báo cáo lên cấp trên.
Mức lương ngành pha chế
Tùy vào đặc thù công việc, nhận viên pha chế sẽ có nguồn thu nhập khác nhau. Bởi mức lương của nhân viên pha chế là quá trình phần đầu, thăng tiến trong công việc.
-Khởi đầu ở vị trí phụ bar, mức lương khoảng 3 – 4 triệu/ tháng.
-Mức lương 4 – 5 triệu/ tháng dành cho nhân viên pha chế.
-Vị trí bar trường hoặc giám sát thức uống, mức lương nhận khoảng 6 – 8 triệu/ tháng.
-Trợ lý quản lý bộ phận thức uống, nhận mức lương từ 10 – 12 triệu/ tháng và 12 – 15 triệu/ tháng cho Quản lý bộ phận thức uống.
-Thu nhập của Trợ lý Quản phận ẩm thực là 18 – 20 triệu/ tháng….
Xem thêm: d j là nghề gì
Những kỹ năng cần có của người pha chế
Để trở thành một nhân viên pha chế chuyên nghiệp, bạn cần nắm vững kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng xã hội.
- Kỹ năng giao tiếp: hỗ trợ trong việc nắm bắt yêu cầu của khách hàng và giải đáp những thắc mắc.
- Kỹ năng xã hội: giúp hiểu thêm về khách hàng và đảm bảo khách hàng hài lòng với dịch vụ.
- Trí nhớ tốt: việc nhớ tên khách hàng cùng các thức uống quen thuộc giúp xây dựng thêm các mối quan hệ.
- Tính đa nhiệm: giúp công việc năng suất và hiệu quả.
- Thành thạo kỹ năng rót rượu: đây là kỹ năng quan trọng, giúp rót rượu vào ly không cần đo lường.
- Quản lý tiền bạc: gồm việc đếm tiền, thối tiền, thanh toán qua thẻ tín dụng, đếm lại tiền khi kết thúc ca.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin giúp các bạn giải đáp cho câu hỏi “Theo học nghề pha chế có tương lai không?”. Mong rằng qua bài viết các bạn đã có thêm hiểu biết về nghề, và có thể lựa chọn định hướng theo nghề hay không. Chúc bạn luôn thành công!