Hiện nay, nghề Bartender đang trở thành một hiện tượng “hot” trong cộng đồng lao động trẻ. Vậy nghề bartender là gì? Để theo đuổi công việc này, cần có những tố chất gì, chúng ta cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!
Mục Lục
Nghề Bartender là gì?
Bartender được hiểu là người pha chế các loại thức uống có cồn như Cocktail, Mocktail; có khả năng am hiểu việc lựa chọn, phân loại, bảo quản, sơ chế các nguyên liệu tươi như hoa quả, thảo mộc, cũng như có kỹ năng biểu diễn pha chế (Flair Bartending và Showmanship), trong đó tung hứng bình shaker trong quá trình pha chế là kỹ năng đặc trưng của một Bartender thực thụ.
Xem thêm: Nghề mẫu ảnh
Môi trường làm việc thường là trong các quầy Bar tại các quán Bar, Club hoặc Pub… khá nhộn nhịp. Vì vậy, bên cạnh đảm nhiệm công việc thuộc về chuyên môn, Bartender còn phải có thêm nhiều kỹ năng khác như: hiểu tâm lý khách hàng, đáp ứng nhu cầu thưởng thức thức uống cũng như khéo léo trò chuyện với khách hàng…
Công Việc Của Bartender là gì?
Hằng ngày, công việc chính của Bartender là pha chế đồ uống phục vụ khách hàng. Để thực hiện công việc này tốt thì Bartender cần thành thạo những kỹ năng như shake (lắc), stir (khuấy), muddle (dằm), rolling… và thuộc công thức các loại đồ uống.
Ngoài ra, họ còn có trách nhiệm quản lý quầy bar như sắp xếp nguyên vật liệu trong ca làm, chuẩn bị dụng cụ Bartender, vệ sinh khu vực làm việc, kiểm kê hàng hoá, kiểm kê chất lượng nguyên vật liệu, báo cáo với các bar trưởng về tình hình hàng hoá… Đặc biệt, Bartender là linh hồn của quầy Bar, cho nên họ còn giữ vai trò giao tiếp với khách hàng, xử lý tình huống nhanh nhẹn để tạo ra không khí vui vẻ hay họ còn biết pha trò bằng những màn tung hứng, biểu diễn Flair Bartending điêu luyện. Do đó, Bartender là người đóng góp rất lớn vào việc phát triển doanh thu.
Tại sao nên chọn nghề Bartender?
Làm việc trong môi trường nhộn nhịp, sôi động, Bartender là công việc thoải mái, năng động và không có cảm giác gò bó, tù túng, đây chính là điều khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy hấp dẫn. Nghề Bartender cũng là nghề có tính thẩm mỹ cao.
Ngắm nhìn những anh chàng Bartender khéo léo biểu diễn với bình Shaker, thực hiện thao tác pha chế một cách chuẩn xác và điêu luyện khiến nhiều bạn trẻ mê mẩn, dần hình thành niềm đam mê, mong muốn được gắn bó lâu dài với nghề. Mặt khác, đây còn là nghề không phân biệt bạn là nam hay nữ, tất cả đều có thể dấn thân và tìm kiếm cơ hội.
Đặc biệt, thu nhập và cơ hội rộng mở trong nghề nghiệp đã thu hút các bạn trẻ. Một Bartender sau khi hoàn thành một khóa học pha chế chuyên nghiệp có thể ứng tuyển với vị trí Phụ bar để vừa kiếm thêm thu nhập vừa tăng thêm vốn kinh nghiệm của mình. Từ vị trí này, bạn sẽ có tiền đề để thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Bar trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý quầy, Quản lý F&B…
Để trở thành một Bartender đẳng cấp, bạn phải trải qua quá trình rèn luyện khá dài về các kỹ năng nghề cần thiết như:
– Kỹ năng pha chế: Định lượng nguyên vật liệu Cocktail sao cho hương vị được cân bằng, trình bày sản phẩm đạt yêu cầu tươi ngon, hấp dẫn. Bạn phải thuộc nằm lòng tên gọi, cách phân biệt loại rượu, kiểu ly thích hợp cho từng loại khác nhau như Cocktail, Mocktail, trà, café…
– Kỹ năng biểu diễn: Đây là kỹ năng “khó nhằn” nhất đối với bất kỳ một Bartender nào. Bởi đây là giữa ranh giới của sự chuyên nghiệp và bình thường. Kỹ năng biểu diễn thể hiện “ngón nghề” mà phải mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể thể hiện thành thục nó, đặc biệt là các Bartender tại Việt Nam.
– Khả năng sáng tạo: Công việc của Bartender đòi hỏi cả nghệ thuật lẫn kỹ thuật, sáng tạo không ngừng nghỉ để tạo nên những món thức uống ngon, lạ và hấp dẫn khách hàng nhất. Là một Bartender, bạn cần biết rằng, sự sáo mòn và cứng nhắc trong pha chế sẽ triệt tiêu “hồn” của các loại nguyên liệu phối hợp.
– Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp với khách hàng bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, biết cách khuấy động không gian, hướng dẫn khách hàng tận hưởng các cung bậc của hương vị và cảm giác mà một ly Cocktail mang lại chính là kỹ năng vô cùng “lợi hại” của những Bartender nhà nghề.
Hy vọng những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm nghề Bartender là gì, cũng như công việc và yêu cầu đối với ngành nghề này, từ đó tìm ra cho mình định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình nhé!