Câu chuyện về chất lượng tuyển sinh, chất lượng đầu vào của sinh viên các trường cao đẳng, đại học chưa bao giờ là chuyện cũ. Vấn đề này đi theo ngành giáo dục nước ta đến nhiều năm sau nữa nếu không đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng sinh viên ngay từ bây giờ. Đây là cách duy nhất để các trường học tạo dựng uy tín cho mình và cung ứng ra thị trường nguồn lao động chất lượng tuyệt vời.
Thực tế, nhiều chương trình đào tạo ở các trường chuyên nghiệp quá cũ không đảm bảo nội dung. Kiến thức đã cũ, đã lõi thời không bắt kịp sự tiên tiến và phát triển của xã hội. Chương trình giảng dạy còn rất lạc hậu từ nội dung cho đến phương pháp đào tạo. Sinh viên sau khi ra trường chất lượng thấp, kỹ năng làm việc còn kém, không đáp ứng được tình tình cụ thể của thị trường. Do đó mà sinh viên sau khi ra trường đã không thể xin được việc và rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Khác với các trường như cao đẳng y, Cao đẳng du lịch và thương mại,…một số trường học không đề cao việc thực hành cho sinh viên. Tất cả mọi vấn đề chỉ gắn liền với lý thuyết nên sinh viên thiếu đi sự cọ xát, không có kinh nghiệm thực tế nên bắt tay vào làm sẽ lóng ngón, ngơ ngác thậm chí là không thể làm được việc. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất chưa đảm bảo, trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy và học tập còn yếu kém. Không bắt kịp với những yêu cầu thay đổi của công nghệ và thị trường nên gây ra tình trạng bị tụt hậu.
Một phần khác là do sự đào tạo chênh lệch về các ngành nghề. Có những ngành học được đầu tư quá nhiều về thời gian, công sức và cả sự tâm huyết nhưng có nhiều ngành không làm được điều đó. Bởi vậy kế hoạch tuyển sinh của mỗi trường cần xem xét thật kỹ vấn đề này.
Để giải quyết vấn đề đó hiện nay ngành giáo dục và các trường cao đẳng, đại học cũng đã cân nhắc, đưa ra giải pháp khắc phục cụ thể. Hiện nay một số các cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức các chương trình đào tạo theo năng lực của trường hơn là có sự nghiên cứu hay đánh giá kỹ lưỡng về các nhu cầu nhân lực của xã hội, địa phương cùng với các xu hướng phát triển của các ngành kinh tế- xã hội và đất nước.
Từ đó việc nâng cao các chương trình đào tạo đổi mới cập nhật để bắt kịp các xu hướng mới của thế giới. Nội dung đào tạo cần thay đổi từ việc coi trọng lý thuyết nhẹ việc thực hành cần phải thay đổi để phù hợp với việc dạy và học.
Thắt chặt khâu quản lý tuyển sinh, chọn lọc thật kỹ thí sinh ứng tuyển để chọn ra các bạn có năng lực, có nền tảng vững vàng. Với các thông tin về giáo dục được đăng tải bạn nhận thấy chúng ta đang dần thành công hơn và cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tăng cường chất lượng đầu vào này. Xã hội có phát triển mạnh mẽ, đất nước có giàu mạnh được không rất cần công tác đào tạo nguồn lực lao động có được những bước tiến quan trọng như vậy.
Mùa tuyển sinh 2018 sẽ là nă, mà có nhiều hứa hẹn về sự đổi mới, sự đi lên của ngành giáo dục Việt Nam. Như thông tin được biết sẽ có hơn 100 ngành học mới xuất hiện để đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Đây vừa là cơ hội cũng là thách thức cho thí sinh để làm sao có thể trúng tuyển đại học dễ dàng hơn.