Ngành kế toán khối D hàng năm thu hút hàng triệu các em thí sinh đăng ký xét tuyển. Ngành kế toán có những trường nào tuyển sinh, học kế toán ở trường nào tốt. Bài viết dưới đây chúng ta cùng tìm câu trả lời.
Mục Lục
Ngành kế toán khối D gồm những tổ hợp môn nào?
Khối D truyền thống trước đây bao gồm 3 môn Toán – Văn – Anh, tuy nhiên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định mở rộng khối D với 9 tổ hợp môn thi khác nhau giúp đáp ứng nhu cầu và sở thích học tập của từng thí sinh đồng thời tăng cơ hội đỗ vào các trường Đại học.
Kế toán là những người quản lý tài sản và những thông tin tài sản của công ty và doanh nghiệp. Họ là những người thực hiện các văn bản giấy tờ liên quan đến thuế với các các cơ quan nhà nước, nhận định và tham gia tư vấn tài chính cũng như hoạt động của doanh nghiệp với nhà điều hành doanh nghiệp.
Xem thêm:
Ngành kế toán khối D xét tuyển với đa dạng các tổ hợp môn như:
- D01 (Toán,Văn, Anh)
- D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)
- D11 (Ngữ văn, Vật lí, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
Các trường đào tạo ngành kế toán khối D
Các trường khu vực phía Bắc
- Đại học Ngoại Thương (Cơ sở Hà Nội và cơ ở Quảng Ninh)
- Đại học Kinh Tế Quốc Dân
- Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại học Thương Mại
- Học viện Tài Chính
- Đại học Hà Nội
- Học Viện Ngân Hàng
- Học viện ngân hàng (Phân viện Bắc Ninh)
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông
- Viện Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Giao Thông Vận Tải
- Đại học Công Đoàn
- Đại học Công Nghiệp Hà Nội
- Đại học Thủy Lợi
- Đại học Thăng Long
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Thái Nguyên)
- Đại học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải (Cơ Sở Vĩnh Phúc)
- Đại học Điện Lực
- Đại học Tài Chính Ngân Hàng Hà Nội
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Hà Nội)
- Đại học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở Sơn Tây)
- Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội
- Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Thành Đô
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
- Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp (Cơ sở Nam Định)
- Đại học Mỏ Địa Chất
- Đại học Đông Đô
- Đại học Quốc tế Bắc Hà
Các trường khu vực miền Trung
- Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh Tế – Đại học Huế
- Đại học Nha Trang
- Đại học Kinh Tế Nghệ An
Các trường khu vực miền Nam
- Đại học Kinh Tế TP.HCM
- Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Cơ sở phía nam)
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Ngân Hàng TP.HCM
- Đại học Tài Chính Marketing
- Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công Nghiệp TP.HCM
- Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP.HCM
- Đại học Ngoại Ngữ – Tin Học TP.HCM
- Đại học Công Nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Các trường cao đẳng đào tạo ngành kế toán khối D
- Cao đẳng Kinh tế Công nghệ Hà Nội
- Cao đẳng Bách Khoa
- Cao Đẳng Nghề Công Nghệ Cao Hà Nội
- Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội
- Trường Cao Đẳng Nghề Công Nghiệp Hà Nội
- Trường Cao đẳng Công Thương Hà Nội
- Trường Cao Đẳng Công Nghệ Và Thương Mại Hà Nội
- Trường Cao đẳng Miền Nam
- Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
- Trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng
Ngành kế toán làm những công việc gì?
Kế toán doanh nghiệp: là thu thập xử lý và kiểm tra sản xuất của công ty từ đó phân tích các thông tin và tham gia tư vấn tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán tài chính: công việc là ghi chép, tổng hợp số liệu xây dựng báo cáo tài chính và sử lý các thông tin về thực trạng và biến động vốn, tài sản, tiền tệ.
Kế toán quản trị: kỹ năng kinh doanh và kỹ năng chăm sóc khách hành là những kỹ năng cần thiết cho công việc này, đây là lĩnh vực nắm bắt tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho việc quản trị và vận hành doanh nghiệp.
Kế toán tổng hợp: Công việc này cần có kỹ năng chuyên môn tỉ mỉ, cẩn thận chỉn chu. Đây là công việc ghi chép toàn bộ các thông tin tài chính của công ty nên cần độ tỉ mỉ và chính xác cao. Kế toán cần ghi chép phản ánh đầy đủ các số liệu để báo cáo các tiêu chí của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng: là người đứng đầu của bộ phận kế toán của doanh nghiệp, vị trí này là người đốc thúc và quản lý các vị trí kế toán khác của doanh nghiệp.
Kế toán kho: công việc của kế toán kho là phụ trách kho hàng, kiểm soát tình hình nhập hàng, tồn kho của hàng hóa sau đó báo cáo lên các bộ phận trên.
Kế toán nội bộ: là sử lý số liệu phát sinh không hóa đơn và chứng từ, từ đó tính được lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra những gợi ý chiến lược giúp phát triển doanh nghiệp.
Kế toán thuế: là phụ trách các vấn đề khai báo thuế trong doanh nghiệp, đây là nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước quản lý doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về ngành kế toán khối D mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các thí sinh. Hy vọng sau bài viết này bạn đã có được những kiến thức bổ ích để có thể tự tin lựa chọn ngành học yêu thích.