Nghề dạy học là gì? Nghề dạy học có ý nghĩa như thế nào?

Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề. Những người hoạt động trong lĩnh vựa này là những người đáng được tôn trọng. Vậy, nghề dạy học là gì? Nghề dạy học có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Mục Lục

Nghề dạy học là gì?

Nghề dạy học là một ngành nghề được hình thành trong quá trình phân công lao động xã hội. Ngành nghề này có mục đích tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu của con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Ý nghĩa của nghề dạy học

Nghề dạy học là một nghề cao quý

Nghề dạy học giúp đào tạo ra các thế hệ học trò có vai trò quyết định đến sự phát triển của đất nước trong tương lai. Họ chính là mầm non của đất nước và các thầy cô giáo chính là những người ươm mầm tài năng.

Ý nghĩa của nghề dạy học
Ý nghĩa của nghề dạy học

Đọc thêm về: nghề đầu bếp là gì

Chính vì thế, không thể đong đếm được những công lao vất vả, thầm lặng của các thầy cô giáo trên con đường giáo dục và đào tạo thế hệ tương lai của đất nước. Do đó, nghề dạy học chính là một nghề vô cùng cao quý và đáng trân trọng.

Những người theo nghề dạy học luôn có cơ hội trau dồi, học hỏi

Để đào tạo ra các nhân tài của đất nước thì những người thầy, người cô phải có trình độ nhất định. Bên cạnh đó, họ luôn phải lao động thật nghiêm túc và không ngừng học tập để nâng cao trình độ của bản thân cũng như tu dưỡng về đạo đức. Để chạm được tới vinh quang của nghề giáo, các thầy cô cũng phải bỏ không biết bao mồ hôi, công sức, thậm chí là cả những giọt nước mắt.

Ngoài ra, để làm một người dạy học được học trò kính nể thì các thầy cô cũng cần phải rèn luyện tính nhẫn nhịn và cần phải có bản lĩnh. Bởi người ta thường có câu: nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Việc nghịch ngợm, quậy phá là khó tránh khỏi. Ở cái độ tuổi ương bướng đó, các thầy cô cần rèn luyện mình trở thành một người thương yêu và thấu hiểu học trò. Như vậy mới có thể dìu dắt các em đến được với thành công trong tương lai.

Những người theo nghề dạy học sẽ biết cách làm chủ công việc

Có thể thấy, ngoài vấn đề về chuyên môn, nghề dạy học còn đòi hỏi giáo viên phải có phẩn chất, đạo đức và nhân cách tốt. Họ phải là tấm gương cho các thế hệ tương lai noi theo.

Tuy áp lực là vậy nhưng thì theo đuổi nghề này, bạn có thể rèn luyện được tính chủ động trong công việc như: soạn giáo án, bài giảng, các bài kiểm tra,…

Thực tế, để gắn bó lâu dài với nghề dạy học và trở thành một giáo viên tốt không phải là điều đơn giản. Bạn cần xác định rõ vì sao mình lại theo nghề này? Nó có phù hợp với năng lực và là niềm yêu thích của bạn hay không? Nếu giải thích được thì bạn có thể gắn bó lâu dài với nghề này.

Qua đây, chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của nghề dạy học. Các thầy cô chính là nhân tố gián tiếp quyết định đến sự phát triển của xã hội. Do đó, nghề dạy học là nghề luôn được tôn vinh và là nghề cao cả nhất.

Vai trò và nhiệm vụ của Nhà giáo Việt Nam

Luật giáo dục Việt Nam quy định những người làm nghề dạy học được gọi là Nhà giáo. Đó là những người giảng dạy ở các cơ sở giáo dục như: trường mầm non, trường giáo dục nghề nghiệp, trường giáo dục phổ thông, trường đại học, cao đẳng,…

Vai trò và nhiệm vụ của Nhà giáo Việt Nam
Vai trò và nhiệm vụ của Nhà giáo Việt Nam

Xem thêm: nghề Bartender

Vai trò của nhà giáo

Người ta hay ví von nhà giáo là những chiến sĩ thay vì cầm súng thì họ sẽ cầm bút. Thầy cô giáo chính là lực lượng nòng cốt của ngành giao dục. Họ đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp đào tạo mầm non cho đất nước để trở thành những con người tài năng toàn diện bằng chính sức lao động của bản thân.

Có người đã từng so sánh nhà văn với Nhà giáo. Họ đều có một mục đích chung là giáo dục các thế hệ trẻ. Tuy nhiên, nhà văn sẽ dùng những tác phẩm còn nhà giáo thì lấy phẩm chất để rèn luyện con người.

Trong ký ức của mỗi học sinh, những người thầy người cô luôn để lại những ấn tượng sâu sắc về một tượng đài với tâm hồn đẹp và là tấm gương sáng để các em noi theo. Giữa các em và thầy cô đã có biết bao kỷ niệm vui buồn không thể nào quên.

Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo

Dưới đây là những nhiệm vụ cao cả của những người làm nghề dạy học:

  • Luôn giữ gìn phẩm chất, uy tín và danh dự của nhà giáo;
  • Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục. Bên cạnh đó, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục;
  • Tôn trọng nhân cách của người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;
  • Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;
  • Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân cũng như các quy định của pháp luật và điều lệ nhà trường;
  • Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của nhà giáo

  • Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
  • Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.
  • Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
  • Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Nghề dạy học là gì? Nghề dạy học có ý nghĩa như thế nào? Ngành nghề này được xã hội thừa nhận về vai trò cũng như vị trí quan trọng của nó. Những người giáo viên chính là những kỹ sư tâm hồn và cần phải có trách nhiệm cao với sự nghiệp giáo dục để làm sao xứng đáng với sự tín nhiệm và kỳ vọng của nhân dân, Đảng và Nhà nước.

Facebook Comments Box