Nghề QA là gì và đảm nhiệm những công việc nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí chi tiết những thông tin liên quan đến ngành nghề này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mục Lục
Nghề QA là gì?
Nghề QA (Quality Assurance) có một vị trí rất quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp, công ty. Ta có thể thấy được vị trí QA có mặt ở hầu hết tất cả các loại hình doanh nghiệp từ dịch vụ, sản xuất, công nghệ, đào tạo, vận tải, ngân hàng, tư vấn,… Với sự cần thiết của vị trí QA như vậy, cho nên cơ hội nghề nghiệp của nghề này hiện nay đang là rất lớn. Đặc biệt trong nền kinh tế đang đà phát triển, sự tăng nhanh của các doanh nghiệp nước ngoài thì nhu cầu này càng lớn hơn nữa.
Tìm hiểu thêm: Nghề Host là gì?
Khi làm nghề QA, bạn được học hỏi và trau dồi nhiều kỹ năng, kiến thức công việc, tiếp xúc với nhiều đối tượng và được kết nối mở rộng nhiều mối quan hệ cho bản thân.
Cơ hội nghề nghiệp của nghề QA luôn rộng mở với những mức thu nhập hấp dẫn.
Tùy thuộc vào từng cấp độ, tùy quy mô của công ty và tùy thuộc vào năng lực mà nhân viên QA sẽ có các mức lương dao động từ khoảng 5 triệu đến 25 triệu và thậm chí có thể tăng thêm. Đồng thời với mức lương cao, nhân viên QA còn được hưởng các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như thưởng hiệu quả công việc, thưởng sáng tạo, chế độ bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe,…
Công việc của QA là gì?
Nhiệm vụ của từng nhân viên QA ở mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau, cũng tùy thuộc vào sản phẩm được tiến hành sản xuất, yêu cầu của từng công ty. Theo đó, công việc của nhân viên QA cụ thể như sau:
+ Kiểm tra từng quy trình trong nhà máy nhằm bảo đảm tuân thủ đúng từng quy định, tiêu chuẩn cả bên trong và bên ngoài.
+ Kiểm tra, cập nhật tài liệu chuyên môn.
+ Thúc đẩy cải tiến liên tục trong từng quy trình cốt lõi nhằm đảm bảo duy trì về chất lượng, tính hiệu quả trong sản xuất.
+ Sẽ bảo đảm cho từng doanh nghiệp tuân thủ đúng những nguyên tắc nhằm đáp ứng yêu cầu về điều kiện sản xuất.
+ Nhân viên QA sẽ đào tạo, hỗ trợ nhân viên QA chưa có kinh nghiệm về từng quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
+ Tiến hành đào tạo nhân viên sản xuất về từng quy trình, cách thức thực hiện và tiêu chuẩn chất lượng.
Xem thêm: Nghề Headhunter là gì?
+ Phát triển từng tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho doanh nghiệp.
+ Duy trì bộ tài liệu bảo đảm chất lượng.
+ Kiểm tra quy trình, thực hiện những bước so sánh với tiêu chuẩn đã được xác định từ trước.
+ Tiến hành phân tích từng thông số nhằm tìm ra được điểm chênh lệch so với tiêu chuẩn ban đầu.
+ Cùng phối hợp với khách hàng, phía nhà cung cấp nhằm giải quyết những vấn đề có liên quan đến chất lượng.
+ Nhân viên QA sẽ cùng các bên liên quan tiến hành xem xét nguyên nhân, khắc phục hậu quả trong trường hợp xảy ra lỗi.
Kỹ năng cần thiết cho QA là gì?
Chú ý đến từng chi tiết
Kỹ năng quan trọng nhất của một nhân viên QA đó chính là kỹ năng quan sát, chú ý đến từng chi tiết dù nhỏ nhất. Điều này yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ của người làm QA bởi đôi khi sự cố (lỗi) xảy ra từ một số chi tiết rất nhỏ nhưng có thể gây ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Vì thế, bên cạnh việc nhìn tổng thể bao quát bên ngoài, họ còn cần phải tập trung vào những chi tiết nhỏ nhất để không bị bỏ xót.
Kiên nhẫn
Như đã đề cập, một QA cần phải yêu cầu sự cẩn thận và tỉ mỉ, để làm được điều đó thì tính kiên nhẫn là không thể thiếu đối với một QA. Muốn làm được một QA giỏi, bạn phải kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh. Việc bạn vội vã thông qua các testcase dẫn đến việc không kiểm tra cẩn thận sẽ có sai sót và kết quả thường không chính xác.
Khả năng giao tiếp tốt
Là một người giám sát, kiểm tra chất lượng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp trao đổi tốt. Bạn phải đảm bảo được bạn hiểu rõ vấn đề, yêu cầu của dự án, có thể mô tả được những tiêu chỉ để kiểm tra và giải thích dược các bước mô tả vấn đề đó.
Luôn học hỏi
Các phần mềm quản lý, kiểm tra đều là công nghệ mà công nghiệ thì ngày một phát triển. Là một nhân viên QA, bạn cần chuẩn bị mà theo kịp các xu hướng công nghệ mới nhất để tránh bị lạc hậu, bạn càng biết nhiều thì bạn càng tiến bộ mà giá trị trong công ty của bạn sẽ ngày càng cao. Đương nhiên cơ hôi thăng tiến sẽ đến với bạn!
Quản lý thời gian
Có bao giờ bạn cảm thấy rằng: Bạn làm việc không ngừng nghỉ, nhưng không có đủ thời gian để hoàn thành các kế hoạch/ dự án mình đang đeo đuổi không?
Công việc của một QA là thực hiện kiểm tra tất cả các công đoạn. Nhưng không phải tất cả trường hợp kiểm tra đều mất một khoản thời gian như nhau. Bạn cần phải đưa ra mức độ ưu tiên đối với những công việc phải thực hiện trong một ngày.
Với những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn muốn tìm hiểu và lựa chọn ngành QA để phát triển sự nghiệp. Chúc các bạn thành công.