Phải rà soát tất cả những nơi có điểm cao kỳ thi THPT Quốc gia 2018

 Những ngày qua, người dân cả nước không ngừng bàn tán và chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội về kết quả thi THPT quốc gia của tỉnh Hà Giang khi có những thí sinh đạt điểm cao “lot top” nhất cả nước. Tuy nhiên còn nhiều nghi vấn khác đang hướng đến một số địa phương khi cũng có điểm thi cao bất thường.

Ngoài Hà Giang, Bộ GD -ĐT cần rà soát tất cả những nơi có dấu hiệu nghi ngờ điểm cao kỳ thi THPT Quốc gia 2018 và công khai hình thức kỷ luật những đối tượng có liên quan trong sự vụ này.

Theo tin tức đã đưa, trong kỳ thi thử điểm thi của khối A và A1 của tỉnh Hà Giang rất thấp cho đến khi công bố điểm thi thật thì mới phát hiện điểm thi khối này cao vọt so với cả nước. Nghi vấn này đã được xác định là do Ông Vũ Trọng Lương, Phó phòng Khảo thí của Sở GD&ĐT Hà Giang – người trực tiếp đã can thiệp vào kết quả 330 bài thi của 114 thí sinh.

Sửa điểm cho 1 thí sinh chỉ mất 6 giây

Theo ông Nguyễn Cao Khương, Phó trưởng phòng 4, A83 Bộ Công An cho hay ông Vũ Trọng Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công là người có quyền sử dụng máy tính quét bài thi trắc nghiệm hàng năm. Ông Lương đã tải toàn bộ dữ liệu về máy, sau đó sẽ có nhiều số điện thoại gửi về và nhập điểm theo số điện thoại đó… Do quy trình thanh tra chưa chặt chẽ khi nên đã để dẫn đến trường hợp ông Lương xử lý tất cả bài thi của thí sinh mà các cán bộ chấm thi khác không nắm được thao tác, quy trình nên không biết ông Lương gian lận sửa điểm.

Còn bao nhiêu Hà Giang nữa? - Ảnh 1.

Số bài thi có điểm chênh lệch ở các môn tại tỉnh Hà Giang

Ví dụ cụ thể với thí sinh Ngô Lương Bảo Ngọc – lớp 12 chuyên sử Trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La – đạt 9,8 điểm môn thi tiếng Anh ở kỳ thi THPT quốc gia 2018 nhưng điểm thi thử trước đó chỉ là 1,2 điểm. Còn thí sinh khác là Trần Ngọc Diệp, lớp 12 chuyên văn Trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La – đạt điểm 10 môn tiếng Anh và sử, toán 9,6; ngữ văn 9, địa 8,25 trong khi kết thi thử của thí sinh này: toán 6,4; ngữ văn 6,5, tiếng Anh 5,8; sử 5,5; địa 4,25, giáo dục công dân 5,5…

Theo TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT, cho rằng: “Sau tỉnh Hà Giang, việc quan trọng bây giờ là phải nghiêm túc coi lại phổ điểm của năm 2018 và đặc biệt là những địa phương có điểm cao bị nghi ngờ, mà không chỉ ở Hà Giang mà còn ở các tỉnh có nghi vấn điểm cao bất thường”.

Việc gian lận trong thi cử này có tính chất cực kỳ nghiêm trọng vì việc làm này là do người can thiệp chứ không phải do máy móc, đây là sự việc có chủ ý. Qua sự vụ này mới thấy ngành giáo dục ngày nay còn nhiều bất cập, lộ ra những kẽ hở. Nếu ở tỉnh Hà Giang có tình trạng này thì liệu ở các địa phương khác có hay không?

Cần xem xét lại hình thức thi trắc nghiệm

Nhiều ý kiến cho rằng, chính việc thi bằng hình thức trăc nghiệm nên dẫn đến những kẽ hở trong thi cử mà không dễ phát hiện. Trắc nghiệm làm bài trên giấy sau đó scan đáp án và so với chấm thi thì đó chính là kẽ hở để người khác có cơ hội can thiệp vào.

Kết quả hình ảnh cho Thi trắc nghiệm thì có nên thi online

Thi trắc nghiệm thì có nên thi online theo quy trình thống nhất, cùng thi và cùng chấm online trên máy tính?

Bộ Giáo dục -ĐT thì cố duy trì hình thức tổ chức kỳ thi “2 trong 1” nên không thể nào một kỳ thi đáp ứng được cả 2 mục đích mà có sự công bằng tuyệt đối với tất cả thí sinh.

Sự việc này vẫn đang rất nóng và hàng triệu người trên cả nước mong muốn sự những điểm bất thường về điểm thi của Hà Gian g sẽ được làm sáng tỏ, một cách công khai và minh bạch để có sự công bằng cho tất cả thí sinh tham gia kỳ thi năm nay.

Facebook Comments Box